Bạn là sinh viên mới ra trường và muốn tìm một việc thích hợp. Tìm một việc làm trao dồi kinh nghiệm cho sinh viên mới ra trường là rất cần thiết, để có thể tìm được môi trường làm việc thích hợp, hãy cùng thework.vn theo dõi bài viết bên dưới nhé
Mục lục
Sử dụng công cụ tìm kiếm online
Hiện nay có đến khoảng 50% các công ty, doanh nghiệp có đăng tin tuyển dụng trên các trang web online. Hãy tận dụng điều đó để có công việc nhanh nhất. Bạn có thể sử dụng các trang web tuyển dụng hoặc các hội nhóm việc làm để tìm việc. Một số trang web uy tín như: viecngay.vn, hotjob, topcv.vn.. sẽ giúp bạn tìm việc làm part time dễ dàng hơn. Ngoài ra, mỗi trang web đều có phân loại công việc, thời gian, mức lương nên bạn sẽ dễ lựa chọn hơn.
” Khai thác” thông tin từ những người xung quanh
Nếu có nhu cầu về việc làm, đừng quên nói cho bạn bè, người thân để tìm kiếm trợ giúp. Đôi khi công việc sẽ đến với bạn bất ngờ đó. Bởi bạn biết không? Có đến 80% công việc tốt không được đăng tuyển. Những công ty đó sẽ ưu tiên cho nhân viên của mình hoặc lời giới thiệu từ người họ quen biết. Cánh cửa công việc sẽ luôn rộng mở cho ai luôn hết mình cố gắng đó.
Có thể bạn quan tâm:
++ Sinh viên làm thêm, đừng bỏ lỡ những việc sau đây( p1)
Liên hệ trực tiếp với cửa hàng, công ty bạn mong muốn
Nếu muốn làm tại công ty hay cửa hàng nào đó, hãy liên hệ trực tiếp với họ. Nhiều khi, các công ty đó đang thiếu người nhưng chưa kịp đăng tin thì sao? Những người chủ động với công việc như vậy luôn được đánh giá cao. Bạn hãy liên lạc với công ty bằng SĐT hoặc email để hỏi nhé.
Liên hệ với các công ty môi giới việc làm
Cách tìm việc nữa mà nhiều người lựa chọn đó là đến trung tâm môi giới. Từ những việc như lao động cho đến bán hàng, gia sư.. tất cả đều có. Khi bạn đăng ký thông tin, các trung tâm sẽ lưu lại và tìm kiếm công việc phù hợp với bạn. Tuy nhiên, cần tìm những trung tâm uy tín để tránh tình trạng bị lừa đảo nhé!
Xem thêm : 5 mẹo tìm việc làm part time nhanh nhất !
Hãy tìm ra sở thích và đam mê của mình
Nhiều chuyên gia giáo dục nổi tiếng ở Anh khuyên rằng, trước khi ra trường là phải tìm ra sở thích của mình trước tiên. Đó phải là lĩnh vực mà bạn cảm thấy hứng thú nhất. Nó có thể là sáng tạo một cái gì đó, ước muốn mang đến sự công bằng, tìm kiếm sự khác biệt hoặc thậm chí là thích kết nối với mọi người. Nhưng bạn phải hiểu rõ đâu là sự nghiệp bạn muốn xây đắp và đâu là sở thích đơn thuần. Hãy tham gia một số chương trình tình nguyện, phục vụ cộng đồng cũng là cơ hội rất tốt để bạn khám phá bản thân mình thích gì, yêu gì, giỏi lĩnh vực nào.
Tìm việc sớm
Tìm kiếm được một công việc mất khá nhiều thời gian, cho nên bạn hãy bỏ qua thời gian nghỉ ngơi sau khi tốt nghiệp để tìm cho mình công việc ưng ý. Quá trình tuyển dụng có thể kéo dài hàng tháng trời, đặc biệt với những ứng viên không có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, các bạn sinh viên năm cuối nên khởi động quá trình tìm việc càng sớm càng tốt nhé!
Đưa tất cả kinh nghiệm, thành tích vào CV
Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường hãy điền tất cả những kinh nghiệm và thành tích của mình vào trong CV. Đôi khi những thành tích không liên quan ấy sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được bạn có một vài kỹ năng phù hợp với công việc. Do đó, nếu bạn từng tham gia vào một chương trình tình nguyện, hay có thành tích trong lĩnh vực tổ chức thì nhà tuyển dụng sẽ chú ý bạn hơn.
Đừng bỏ qua các công việc làm thêm
Sinh viên năm cuối thì đừng bỏ qua những công việc làm thêm. Có thể bạn nghĩ rằng, kinh nghiệm làm thêm thì có ích gì đâu. Bạn hoàn toàn sai lầm đấy! Nếu bạn từng là nhân viên bán hàng thì chắc chắn bạn sẽ có kinh nghiệm giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm việc nhóm… Ngoài ra, làm thêm còn giúp bạn phát triển kỹ năng mềm và xây dựng thêm nhiều mối quan hệ. Thêm nữa, những kinh nghiệm làm thêm sẽ giúp bạn làm đầy CV của mình. Không nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một nhân viên thiếu những kỹ năng mềm.
Đừng từ chối các kỳ thực tập
Kỳ thực tập không những giúp bạn được tiếp xúc với công việc thực tế mà nó còn giúp bạn có thêm kinh nghiệm. Nếu bạn thể hiện tốt trong kỳ thực tập thì bạn sẽ có cơ hội trở thành nhân viên chính thức. Do đó, bạn đừng nên bỏ lỡ kỳ thực tập của mình. Bạn có thể lên những website lớn như Timviecnhanh.com, Vieclam24h.vn… để tìm cho mình một công việc phù hợp.
Đừng rải CV
Internet phát triển khiến cho việc nộp CV dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bạn cũng đừng “lợi dụng” tình thế đó mà rải CV xin việc một cách “tràn lan đại hải”. Ngoài ra, việc rải CV như vậy khi được gọi đi phỏng vấn bạn sẽ không biết vị trí công việc đó như thế nào để chuẩn bị. Do đó, bạn nên chọn 3 công ty mà mình thích sau đó, chờ nhà tuyển dụng gọi điện hẹn phỏng vấn với bạn. Hãy dành thêm thời gian để xem xét kỹ loại công việc, tìm hiểu mức lương và sửa chữa lại CV cho phù hợp với vị trí đó.
Rút kinh nghiệm sau phỏng vấn
Nếu chẳng may không được nhận thì bạn cũng đừng buồn. Hãy xem xét mình thiếu sót ở điểm nào rồi từ đó khắc phục chúng để không mắc sai lầm vào lần sau. Bạn có thể trực tiếp hỏi những người phỏng vấn bạn để rút kinh nghiệm. Sẽ có rất nhiều cơ hội cho bạn chỉ cần bạn chịu khó tìm kiếm.
Xem thêm : Một vài lời khuyên tìm việc dành cho sinh viên mới ra trường
Kinh nghiệm có liên quan
Không chỉ đối với người đã đi làm nhiều năm mà ngay cả đối với sinh viên mới ra trường thì yếu tố mà nhà tuyển dụng thường chú ý nhiều nhất chính là kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là những kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển. Họ sẽ “soi” thật kỹ kinh nghiệm của bạn thông qua các hoạt động xã hội, chương trình tình nguyện, các cuộc thi và những việc làm thêm mà bạn đã liệt kê trong CV xin việc. Càng liên quan đến vị trí ứng tuyển thì bạn càng có cơ hội được chọn tiếp vào vòng trong.
Kiến thức chuyên môn
Mặc dù hầu hết các kiến thức được trang bị trong quá trình học không thể ứng dụng vào công việc thực tế nhưng ở một số ngành nghề đặc thù, chẳng hạn Kế toán – Kiểm toán, nhà tuyển dụng cũng yêu cầu khá cao về kiến thức nền đối với những ứng viên là sinh viên mới ra trường. Ngoài điểm số GPA đạt chuẩn, bạn phải tham gia làm những bài test kiến thức chuyên môn do chính nhà tuyển dụng ra đề. Vậy nên, đừng nghĩ rằng “học đối phó” vẫn có thể kiếm được việc làm lương cao, nếu bạn muốn theo đuổi công việc mà mình yêu thích thì bạn cần phải nỗ lực thật nhiều từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường.
Thái độ nhiệt tình, ham học hỏi
Đừng đi phỏng vấn với tâm thế “có ra sao thì cũng chẳng sao”, hãy dồn hết tâm huyết và thể hiện nguyện vọng được làm việc cho công ty một cách mãnh liệt, có như vậy bạn mới thuyết phục được nhà tuyển dụng. Hơn ai hết, nhà tuyển dụng hiểu rằng sinh viên mới ra trường không có gì hơn ngoài sự nhiệt tình và khát vọng muốn cống hiến, tuy nhiên chỉ những ai có đủ đam mê mới xứng đáng được trao cơ hội.
Phù hợp với văn hóa công ty
Không chỉ xem xét năng lực và kỹ năng, nhà tuyển dụng còn lựa chọn ứng viên dựa vào mức độ phù hợp và khả năng thích nghi với môi trường văn hóa công ty. Tất cả câu trả lời của bạn, tính cách mà bạn bộc lộ trong suốt thời gian phỏng vấn sẽ là cơ sở để họ đưa ra được quyết định sau cùng.
Sự chuẩn bị
Sau cùng, bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn ứng viên của mình có sự chuẩn bị chu đáo, từ việc thiết kế CV, gửi email xin việc đến chỉn chu trang phục, tác phong và tìm hiểu kỹ mọi thông tin trước khi bước vào phỏng vấn. Họ chia sẻ rằng sẽ đánh giá rất cao những ứng viên đặt nhiều câu hỏi hoặc đưa ra ý tưởng sáng tạo giúp giải quyết các vấn đề nan giải của công ty.
Hãy bước những bước đầu tiên trên hành trình tìm việc một cách tự tin và chắc chắn, dù bạn là sinh viên mới ra trường, còn lạ lẫm với nhiều thứ thì với sự chuẩn bị và đầu tư nghiêm túc, cơ hội nghề nghiệp dành cho bạn lúc nào cũng luôn rộng mở.
Xem thêm : Sinh viên mới ra trường lấy gì để “qua ải” nhà tuyển dụng?
Vũ – Tổng hợp
Tham khảo ( timviecnhanh.com, iconicjob,vn, … )