Lạm phát là gì? Lạm phát luôn thu hút sự quan tâm lớn nhất của dư luận xã hội, bởi đây là vấn đề kinh tế mà các nước đều phải đối mặt. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Mục lục
Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó.
Theo đó, lạm phát được hiểu bao gồm 2 ý:
+ Lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia.
Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
+ Lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó.
Lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua của người tiêu dùng, khi lạm phát xảy ra mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng lên.
Xem thêm Những kinh nghiệm kinh doanh online – tìm hiểu kinh doanh online là gì ?
Các nguyên nhân gây ra lạm phát
Bạn hãy tạm coi tiền tệ như một món hàng trao đổi thời còn hàng đổi hàng. Món hàng nào có giá thì món đó sẽ đổi được nhiều hơn món hàng khác. Đô la Mỹ (USD) là đồng tiền có giá, bạn có thể dùng nó để mua hàng hóa ở bất kỳ đâu vì nó là đồng tiền có giá trị, được bảo chứng toàn cầu.
Còn một quốc gia sản xuất yếu kém, hàng hóa khan hiếm thì giá cả hàng hóa tăng. Giá tăng thì phải bỏ nhiều tiền hơn mua hàng hóa. Mà khi tiền mang đi quá nhiều bất tiện, nhà nước sẽ in các tờ tiền mệnh giá lớn để hỗ trợ lưu thông hàng hóa gọn gàng hơn. Khi đó lạm phát bắt đầu xảy ra. Có rất nhiều nguyên nhân xảy ra, tuy nhiên do “cầu kéo” và “chi phí đẩy” được coi là 2 nguyên nhân chính.
Lạm phát do cầu kéo
Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng theo. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.
Ở Việt Nam, giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng…. là một ví dụ điển hình.
Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.
Lạm phát do cơ cấu
Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động.
Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.
Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.
Lạm phát do xuất khẩu

Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.
Phân loại lạm phát
Lạm phát có thể phân loại dựa trên hai phương diện sau:
Dựa vào mức độ lạm phát
Yếu tố lạm phát được tính theo đơn vị % và chia làm 3 mức độ như sau:
- Lạm phát tự nhiên (0 – dưới 10%): Nếu lạm phát xảy ra ở mức độ này, nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, ít rủi ro và đời sống của người dẫn vẫn ổn định.
- Lạm phát phi mã (10% đến dưới 1000%): Khi lạm phát xảy ra ở mức độ này sẽ làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng và gây biến động lớn về kinh tế. Lúc này, người dân sẽ có xu hướng tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và hạn chế cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường.
- Siêu lạm phát (trên 1000%): Khi lạm phát xảy ra ở mức độ này sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn cho nền kinh tế của một quốc gia. Lúc này quốc gia sẽ khó phục hồi nền kinh tế trở về tình trạng như lúc ban đầu.
Trong thực tế, các quốc gia kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống. Hãy thử nghĩ, một năm tăng trưởng kinh tế kỳ vọng khoảng 10% thì tiền mất giá tầm 5% là con số lý tưởng. Như vậy tính ra quốc gia đó có 5% tăng trưởng thực sự.
Dựa vào tính chất lạm phát
Dựa vào tính chất, lạm phát có 2 loại sau đây:
- Lạm phát dự kiến: Là loại lạm phát xuất hiện do yếu tố tâm lý, dự đoán của các cá nhân về tốc độ tăng giá trong tương lai và lạm phát trong quá khứ. Lạm phát dự kiến ảnh hưởng không lớn và chỉ tác động điều chỉnh chi phí sản xuất.
- Lạm phát không dự kiến: Là loại lạm phát xuất hiện do các cú sốc từ bên ngoài và các tác nhân trong nền kinh tế không dự kiến được dẫn đến bị bất ngờ.
Xem thêm Doanh nghiệp xã hội là gì ? Tìm hiểu về doanh nghiệp xã hội
Mức độ lam phát?
Lạm phát là gì? Đối với các quốc gia dùng tiền mặt để làm đơn vị trung gian thanh toán thì yếu tố lạm phát là một hiện tượng kinh tế tự nhiên, được tính theo đơn vị % và lạm phát được chia làm 03 mức độ:
Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
Khi xảy ra tình trạng lạm phát ở mức độ này, nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, ít rủi ro và đời sống của người dẫn vẫn ổn định.
Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
Lạm phạt phi mã xảy ra sẽ khiến cho nền kinh tế bị biến động trầm trọng.
Xem thêm Tổng hợp những kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp giúp tăng doanh thu
Siêu lạm phát: trên 1000%

Lạm phát là gì? Tình trạng siêu lạm phát để lại hậu quả vô cùng lớn. Khi xảy ra siêu làm phạt quốc gia đó sẽ khó khắc phục nền kinh tế trở lại về tình trạng như lúc ban đầu.
Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.
Qua bài viết trên Thework.vn đã cung cấp các thông tin về lạm phát là gì? Các nguyên nhân gây ra lạm phát. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích vơi các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Mỹ phượng – Tổng hợp
Tham khảo ( luatminhkhue.vn, thebank.vn, … )
Discussion about this post